top of page
Ảnh của tác giảNguyễn Hà Nguyên

Liệu bạn đã biết hết tất cả về các công nghệ LED?

LED (Light Emitting Diode) - diode phát quang, từ khi ra đời đến nay, vẫn không ngừng được phát triển, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ứng dụng của công nghệ LED được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đặc biệt là trong quá trình sản xuất màn hình của các thiết bị điện tử. Ở bài viết này, mình xin giới thiệu đến các bạn ba công nghệ màn hình nổi bật OLED, QLED, SLED nhé!


1. OLED

OLED (Organic light-emitting diode) - diode phát quang hữu cơ có lớp phát xạ điện quang là một màng film làm bằng một loại chất bán dẫn hữu cơ. Từ đó, OLED cóhả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua.


Màn hình OLED | fptshop.com.vn

Diode phát sáng hữu cơ được dùng với vai trò hiển thị số (digital display) trong các thiết bị màn hình của tivi, máy tính bàn, laptop, điện thoại,... Đứng trên bàn cân với các công nghệ LED khác, OLED mang lại cho người dùng trải nghiệm hình ảnh với màu sắc phong phú và sống động, có độ sắc nét, độ sáng và độ tương phản cao hơn. Màn hình OLED cũng đem đến góc nhìn rộng hơn cùng khả năng tùy biến bởi tính chất nhẹ và dẻo của nó. Ngoài ra, với những tính năng vượt trội trên, công nghệ OLED vẫn đang đảm bảo khá tốt việc tiết kiệm điện năng cho người dùng.


2. QLED

QLED (Quantum light-emitting diode) hay diode phát quang chấm lượng tử là sự kết hợp các chấm lượng tử Quantum Dot trên tấm nền LED. Từ đó, màn hình QLED có khả năng tăng độ sáng tạo ra màu sắc rực rỡ, giúp bắt trọn từng khoảnh khắc.


Màn hình QLED | vnreview.vn

Công nghệ QLED có lợi thế về độ sáng (có thể tăng lên đến 1.500 - 2.000 nits) bởi vì chúng sử dụng lớp đèn nền riêng biệt thay vì dựa vào từng pixel để tạo ra ánh sáng. Việc sở hữu các chấm lượng tử cũng giúp màn hình QLED có dải màu rộng hơn. Bên cạnh đó, QLED vượt trội hơn OLED về tuổi thọ. Các bóng trên QLED dùng vật liệu vô cơ để phát sáng nên độ bền thực tế của chúng thường cao hơn OLED. Ngoài ra, các chấm lượng tử của tivi QLED còn có khả năng tối đa hóa ánh sáng bằng cách tạo ra những màu sáng hơn trong phổ màu mà không làm mất đi độ bão hòa.


3. SLED

SLED (Superluminescent Diode) - diode siêu phát quang, là công nghệ dựa trên hiện tượng khuếch đại điện tử. SLED cũng là sự phối hợp giữa độ sáng cao của diode laser và tính kết hợp thấp của công nghệ LED thông thường.


Màn hình SLED | thegioididong.com

SLED đạt tiêu chuẩn chứng nhận TUV Rheinland Low Blue Light giúp giữ lượng ánh sáng xanh luôn trong tầm kiểm soát, để tránh căng thẳng cho mắt khi xem, từ đó hỗ trợ việc chăm sóc đôi mắt người dùng tốt hơn. Hiện tại đây vẫn là một công nghệ mới cần được đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn nữa.


Tạm kết, mỗi công nghệ LED đều chứng tỏ sự phát triển không ngừng từ công nghệ LED cơ bản, và chúng ta tin rằng sẽ có những thành tựu vượt trội hơn nữa về công nghệ LED trong tương lai. Là một trong những người anh em cùng nhà với công nghệ LED, LED RGB hiện nay cũng đang nhận được sự quan tâm đông đảo của giới trẻ, đặc biệt là các bạn đam mê hệ sinh thái LED RGB. Với sự kết hợp của 3 màu sắc đỏ, xanh lá, và xanh dương, hệ thống chiếu sáng LED RGB chưa từng làm các tín đồ mê mệt ánh sáng LED thất vọng.


21 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page