1. Ambilight là gì, tại sao nó lại ra đời Ambilight trong vài năm trở lại đây chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với những người có sở thích trang trí góc máy tính. Trái ngược với các loại LED trang trí thông thường, Ambilight mang lại một cảm giác dịu nhẹ, một ánh sáng tựa như hào quang xung quanh màn hình của bạn, trong khi các loại LED trang trí khác chiếu thẳng vào mặt của bạn.
Có được điều này là vì bản chất của Ambilight sử dụng chính không gian phía sau màn hình để defuse ánh sánh của LED (Defuse là một thuật ngữ khó có thể giải thích bằng tiếng Việt, nói một cách đơn giản, Defuse trong công nghệ chiếu sáng là một phương pháp sử dụng tấm màng chắn hoặc phản xạ để có được ánh sáng tỏa ra đều đặn và dịu nhẹ với mắt người dùng. Cụ thể trong trường hợp này Ambilight sử dụng tường phía sau màn hình kết hợp với khoảng cách từ LED đến tường một cách hợp lý, cho ra ánh sáng chuyển màu đều đặn và dịu nhẹ)
Có thể nói, ánh sáng phía sau màn hình là một hình thức trang trí mang lại cảm giác sang trọng, hiện đại nhưng cũng mang đến những lợi ích về mặt thị giác khi sử dụng máy tính trong bóng tối. Thử tưởng tượng mà xem, bạn sử dụng máy tính, xem một bộ phim hoặc chơi game có khung cảnh tối nhưng lại bật đèn trần hoặc đèn tuýp trong phòng, một cảm giác cực kỳ khó chịu đó là bị lóa mà bạn sẽ gặp phải, để giải quyết vấn đề này, đa số các bạn sẽ tắt điện đi, làm cho phòng tối hoàn toàn. Thế nhưng việc tắt đèn lại còn mang đến tác hại lớn hơn khi mà phim chuyển cảnh bất chợt từ tối sang màu sáng, lúc này mắt của bạn chưa kịp thích ứng với ánh sáng tối thì lại đã phải chịu ánh sáng mạnh chiếu vào mắt (Nửa đêm bạn dậy đi vệ sinh, phải hơn 1 phút sau bạn mới thích nghi với không gian tối và thấy lờ mờ vật trong phòng). Chính vì điều đó mà đèn LED Ambilight ra đời, bản chất của mọi loại Ambilight đều là lấy ánh sáng tương ứng từ cảnh trong màn hình, chiếu lên tường từ đó làm cả căn phòng lan tỏa, việc thêm ánh sáng vào khung cảnh sẽ giúp trung hòa ánh sáng và làm tốc độ phản hồi của mắt bạn với cảnh nhanh hơn, giảm mỏi mắt.
2.Ambilight ở Việt Nam
Trải qua vài năm, chứng kiến nhiều cá nhân và nhóm bạn trẻ bán ra nhiều bộ Ambilight đa phần là tự chế, nhận thấy việc các bạn làm rất tốt là cạnh tranh về giá mà không tập trung giải quyết vấn đề, lấy tính năng và chất lượng để cạnh tranh. Cạnh tranh về giá để bán được nhiều hơn và cạnh tranh về số lượng mật độ LED (60 rồi 96 rồi thậm chí 144 LED/M). Về vấn đề giá, do ở Việt Nam khá gần với Trung quốc và nhập LED ARGB rất dễ nên việc chế LED Ambilight dựa trên Adalight là vô cùng đơn giản, thế nên các shop nhỏ sale sập sàn. Về số lượng LED, càng ngày các bạn càng nhồi nhét số lượng LED vào để cạnh tranh nhưng không biết các bạn có để ý rằng, LED càng nhiều thì ưu điểm là chi tiết nhưng nhược điểm chết người đó là Delay, Có thể ở những cảnh chậm không nhận ra nhưng nếu cắt cảnh nhanh thì sẽ thấy rõ. Điều này là đặc tính của LED Ws2812 là LED chỉ có chân Data nên ghi dữ liệu ra LED bằng cách timming (Bitbang), mỗi LED tốn 30us để ghi dữ liệu. như vậy các bạn nhồi nhét 200 LED cho màn 27 inch đồng nghĩa với việc chấp nhận độ trễ 6ms, cộng thêm với thời gian nhận dữ liệu USB, thì độ trễ lên tới 10-20ms là bình thường Vì thế nên phương pháp lắp đặt của các bộ Ambilight hiện nay "Dậm chân tại chỗ". Một vài hình ảnh sưu tầm của các bộ Ambilight từ các shop hiện nay (Nguồn Google):
Có thể dễ dàng nhận thấy, dù đã trải qua nhiều năm bán nhưng bộ Ambilight tự chế của các shop vẫn giữ nguyên đặc điểm là dây tín hiệu tới LED cực ngắn, khó đi dây, hơn nữa nguồn dùng kém chất lượng, dây LED dính bằng băng dính và Controller thì vẫn sử dụng Arduino nano sau đó cho vào cover thô sơ. Đây là sự thật mà các shop dù có khả năng nhưng vẫn không hề chịu cải tiến.
Để giải quyết những vấn đề như vậy Ambino đã tạo ra Ambino Corner Connector(ACC) bạn có thể tham khảo ở đây Ambino Corner Connector